Tán sỏi thận là một phương pháp điều trị bệnh sỏi thận có hiệu quả tốt. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp sỏi ở thận nhỏ hoặc có số lượng ít. Để mọi người có thể hiểu hơn về phương pháp tán sỏi thận qua da và tán nội soi qua da, mời tìm hiểu bai viết dưới đây.
Nội dung chính:
Những cách tán sỏi thận phổ biến
Tán sỏi thận là một thủ thuật không xâm lấn mà sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi hình thành trong niệu quản, sỏi trong thận và sỏi trong bàng quang. Có nhiều cách lựa chọn để tán sỏi như: Laser tán sỏi, tán sỏi thận qua da, tán sỏi thận nội soi…

Tán sỏi qua da
Phương pháp tán sỏi thận qua da được áp dụng rất phổ biến ở hầu hết các cơ sở y tế.
Phương pháp 1:
- Bạn sẽ nằm trên một tấm nệm mềm thông qua đó các sóng xung kích sẽ đi qua
- Sử dụng khoảng từ 2000 đến 8000 sóng xung kích là cần thiết để phá sỏi
Phương pháp 2:
- Bạn sẽ được yêu cầu nằm trong một bồn tắm đặc biệt chứa đầy nước ấm
- Sỏi sẽ được định vị bằng cách chụp X-quang hoặc siêu âm và sóng xung kích sẽ được chuyển trực tiếp từ máy tán sỏi gọi là Lithotripter
- Những sóng xung kích sẽ đi qua da của bạn và hoàn toàn vô hại
Bạn sẽ được hướng dẫn không ăn hoặc uống bất cứ điều gì ít nhất 12 giờ trước khi tán sỏi. Mặc quần áo thoải mái để bạn có thể thay đổi dễ dàng thành một chiếc áo choàng phẫu thuật để phẫu thuật.
Thời gian tán sỏi có thể mất khoảng một giờ. Bạn được giảm đau với thuốc an thần để giảm thiểu đau đớn và khó chịu . Có thể có cảm giác khó chịu hoặc đau nhẹ trong khi tiến hành.
Tán sỏi thận bằng laser
Phương pháp tán sỏi thận bằng laser là phương pháp cũng được nhiều người lựa chọn.
Sử dụng laser để tán sỏi thận thường được chỉ định áp dụng tốt nhất với kích thước sỏi < 2cm mà điều trị nội khoa hoặc tán ngoài cơ thể thất bại và thận còn chức năng.
Quy trình tán sỏi thận bằng laser:
- Bước 1: Bn được tê tủy sống
- Bước 2: Tư thế sản khoa, đặt máy (ống soi niệu quản) trực tiếp dưới hướng dẫn của Camera trên màn hình vào bàng quang tiếp cận lỗ niệu quản, dưới sự dẫn đương của dây dẫn mềm (Guide) được đưa lên niệu quản qua lỗ nq ở bàng quang ống soi niêu quản sẽ theo Guide lên niệu quản dưới sự giám sát của Camera và sự hỗ trợ của hệ thống nước bơm làm sạch và sáng phẫu trường.
- Bước 3: Khi máy lên tiếp cận sỏi sẽ tiến hành tán Laser khi sỏi tan nhỏ có thể gắp ra hoặc sau tự Bn sẽ đái ra.
- Bước 4: Sau tán sẽ được đặt một dây dẫn tạm (sonde Blastique số 6 hoặc số 8 hoặc JJ) từ thận qua niệu quản xuống bàng quang và đặt sonde bàng quang.
Chú ý: Các sonde có thể rút sau 3-5 ngày tùy thuộc vào tình trạng sỏi và niệu quản và Bn có thể ra viện.
Tán sỏi thận nội soi
Đèn nội soi được sử dụng để có thể tiếp cận gần với viên sỏi bên trong đường tiết niệu và sóng laser được áp dụng để phá mảnh sỏi thành các hạt nhỏ. Intracorporeal Shock Wave tán sỏi (ICSWL) hoặc Laser tán sỏi thường được thực hiện khi Extracorporeal Shock Wave tán sỏi (ECSWL) kỹ thuật không thành công.
Các hạt vụn sỏi như hạt cát được bắt trong một giỏ (dụng cụ nội soi) và được kéo ra hoặc hạt vở được thông qua tự nhiên khi đi tiểu. Đôi khi stent được chèn vào trong niệu quản để bảo vệ niệu quản và tạo điều kiện cho việc thông qua các mảnh sỏi và các mảnh vỡ đào thải qua nước tiểu, trong vài ngày kế tiếp sau tiến trình.
Tán sỏi thận có nguy hiểm không, có nên tán sỏi không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tỉ lệ tai biến và biến chứng sau khi tán sỏi thận là thấp. Biến chứng thường nhẹ và đa số có thể điều trị nội khoa cho kết quả tốt. Các tai biến, biến chứng thường gặp là đau sau tán sỏi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến khi tán sỏi: do máy tán sỏi, kỹ thuật tán sỏi và trình độ, kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ thực hiện kỹ thuật này.

Thường người bệnh sau khi tán sỏi thận sẽ bị đau tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi và đau tạng (gan, thận, tụy, lách) do căng bao thận và tổ chức quanh thận. Bệnh nhân cũng có thể bị đốm xuất huyết hay vết bầm da tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi.
Ngoài ra, tiểu máu (nhiều hoặc ít), tổn thương đụng giập thận sau tán sỏi cũng là biến chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân được tán sỏi thận.
Bệnh nhân còn có thể bị một số tai biến, biến chứng ít gặp hơn như:
- Máu tụ dưới bao thận
- Chuỗi sỏi vụn bị kẹt ở niệu quản do sỏi vỡ vụn thoát xuống niệu quản nhiều và nhanh
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Tóm lại trên đây là những thông tin tham khảo về phương pháp tán sỏi thận. Để có những chẩn đoán chính xác và có lời khuyên chính xác bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa để có những lời khuyên của bác sĩ.
Xem thêm: 19 cách làm Tan Sỏi Thận hiệu quả ngay tại nhà
Lương y Lê Thành Tân là người có kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT, trong đó phổ biến nhất là bệnh về thận như suy thận, thận yếu, hội chứng thận hư, sỏi thận, những vấn đề về sinh lý con người. Lương y Lê Thành Tân đã cống hiến mấy chục năm công tác trong ngành y để hỗ trợ hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi nỗi đau bệnh tật mà không cần phẫu thuật.